Xe biển xanh 31A-3127 vào Trung tâm khai thác 1 của Công ty cổ phần bưu chính Thời Gian Vàng nhận hàng hóa -Ảnh: H.LỘC
Xe biển xanh 31A-3127 vào Trung tâm khai thác 1 của Công ty cổ phần bưu chính Thời Gian Vàng nhận hàng hóa -Ảnh: H.LỘC

“Hằng ngày đi làm ngang qua khu vực phường 12, Q.Tân Bình, TP.HCM, tôi cứ thấy hai chiếc xe biển xanh đậu trong hẻm 339 Nguyễn Thái Bình để nhận hàng rồi chở đi các nơi, bên ngoài xe không thấy ghi tên đơn vị, xe lại quá cũ kỹ.

Tôi cứ thắc mắc về hai chiếc xe này, lại đọc báo thấy đâu đó có xe biển số xanh dùng không đúng mục đích, có khi chở hàng lậu nữa, nên tôi gửi thắc mắc này đến phóng viên Tuổi Trẻ nhờ giải đáp giùm” - anh T. kể lại.

Khi Tuổi Trẻ vào cuộc tìm hiểu thông tin của anh T. thì quả thực hai xe này đã đổi chủ, không còn là xe công vụ nhưng vẫn cứ gắn biển số xanh.

Và hai bài viết “Xe công vụ, tư nhân xài vô tư” và “Lần theo nguồn gốc xe gắn biển công vụ đi chở hàng” đã đăng trên Tuổi Trẻ ngày 24 và 25-10-2016 đã phản ánh đầy đủ sự lạm dụng biển số xanh này.

Nhận giải thưởng “Bạn đọc làm báo cùng Tuổi Trẻ” tháng 10-2016, anh T. nói rằng sau khi đã rõ ngọn ngành của hai chiếc xe này, anh thấy có lỗ hổng trong công tác quản lý xe công sau khi thanh lý, tạo kẽ hở cho một số thành phần lợi dụng xe biển xanh để làm việc không đúng.

Anh T. cũng nói rằng đọc trên mạng thấy có chuyện rao bán xe biển xanh, biển đỏ với những lời có cánh về những “quyền lực mềm” mà các xe này mang lại.

Anh mong phải quản lý chặt xe công, biển số xe của Nhà nước, đồng thời không có sự kiêng dè trong xử lý các xe khi có vi phạm - dù với biển số màu gì - để tạo sự công bằng trong tham gia giao thông.

Với anh Lê Quang, người nhận giải thưởng “Bạn đọc làm báo cùng Tuổi Trẻ” tháng 10-2016 khi biên dịch bài viết “Chúng ta đang tiến đến thảm họa” được dịch từ báo Đức (Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngày 30-10), điều anh gửi gắm đến độc giả Tuổi Trẻ là trong nhu cầu giao lưu của con người cần có quãng lặng, cần sự tiếp xúc gần gũi…

Bài viết này được độc giả đánh giá cao nhờ sự sâu sắc về mặt chuyên môn, nhiều chi tiết mang tính phát hiện, phản ánh chính xác nhu cầu giao lưu của con người, nhất là mạng xã hội.

Xuất thân từ một nhà biên dịch, xuất bản sách, tuy nhiên anh Lê Quang đã có 20 năm cộng tác và viết cho các cơ quan báo chí. “

Tôi viết báo để mang một chút tâm tư nguyện vọng của mình gửi đến với độc giả. Xuất bản sách bao giờ cũng lâu dài và bao giờ cũng là thương mại hóa hơn làm báo. Tuy nhiên, từ ngày làm xuất bản sách và tham gia viết báo thì tôi thấy cuộc sống cân bằng rất nhiều” - anh Quang tâm sự.

Tuổi Trẻ có mặt kịp thời...

Giải thưởng “Bạn đọc làm báo cùng Tuổi Trẻ” tháng 10-2016 còn được trao đến anh N.V.N. - một người dân ở Long Khánh - đã báo tin về các học viên thuộc Trung tâm cai nghiện Đồng Nai trốn trại rồi tràn ra quốc lộ 1, chặn đường, gây kẹt xe nghiêm trọng vào tối 23-10-2016.

Nhờ tin báo này, phóng viên Tuổi Trẻ đã kịp thời có mặt tại hiện trường để ghi nhận tình hình và đưa tin trên Tuổi Trẻ Online ngay tối hôm đó.

“Tôi đọc báo Tuổi Trẻ nên biết báo có văn phòng đại diện ở Đồng Nai. Khi thấy sự việc, tôi gọi ngay vào đường dây nóng của Tuổi Trẻ với niềm tin là phóng viên của báo có thể đến hiện trường nhanh nhất” - anh N. cho biết.Đ.Q.

ĐỖ QUYÊN - CHÍ TUỆ
Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.