Nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định phải chuyển về SCIC nhưng hiện vẫn nằm lại các bộ, ngành, địa phương. Ảnh tư liệu Tuổi trẻ

Đó là các nội dung được đưa ra tại Hội thảo chuyển giao doanh nghiệp về SCIC: thực trạng, vướng mắc và hướng xử lý do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (Ciem) tổ chức sáng 21-2.

Mới 1% vốn nhà nước được chuyển giao

Theo SCIC, đến nay tổng công ty này đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại hơn 1.000 doanh nghiệp, với tổng giá trị vốn nhà nước tiếp nhận hơn 9.900 tỉ đồng (giá thị trường là 15.000 tỉ đồng), chỉ bằng khoảng gần 1% tổng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Qua hơn 10 năm hoạt động, với vốn tiếp nhận khoảng 15.000 tỉ đồng, nhưng SCIC nêu trong 10 năm đã thu cổ tức được 25.700 tỉ đồng; thu lãi bán vốn được 19.400 tỉ đồng và số vốn còn lại theo thị trường là khoảng 99.000 tỉ đồng.

Như vậy, tổng cộng giá trị là khoảng 144.000 tỉ đồng, gấp gần 10 lần so với số vốn tiếp nhận theo giá thị trường.

Mặc dù việc chuyển giao vốn về SCIC mang lại hiệu quả, song theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Ciem), đến nay vẫn còn tới 234 doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao nhưng chưa được chuyển giao về SCIC. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số cuối cùng khi còn nhiều doanh nghiệp chưa chuyển giao vốn về SCIC. 

Vì lợi ích cục bộ, muốn xin cơ chế?

Nguyên nhân được Ciem chỉ ra, là do các bộ ngành và địa phương chưa tích cực thực hiện, thậm chí là trì hoãn việc chuyển giao, còn SCIC thì không muốn tiếp nhận doanh nghiệp khó khăn. Trong khi đó, quy định đã nhưng lại chưa rõ trách nhiệm xử lý với những đơn vị chậm chuyển giao vốn.

Theo đại diện của Bộ Công Thương, bên cạnh những khó khăn liên quan đến các quy định pháp lý trong việc chuyển giao vốn Nhà nước về SCIC, vẫn còn tâm lý các đơn vị “ngại chuyển giao” do đã quen việc quản lý trực thuộc Bộ, ngành. Dẫn tới “lâu nay doanh nghiệp nhà nước trì trệ quản lý, ho ngại thay đổi tư duy, quen là chạy lên Bộ” – đại diện Bộ Công Thương thừa nhận.

TS. Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Ciem) cũng nhìn nhận, trong khi các quy định pháp luật liên quan còn chồng chéo, dẫn tới mỗi nơi áp dụng một kiểu, thì việc doanh nghiệp vẫn muốn trực thuộc bộ, ngành để “xin cơ chế”. Việc phải bàn giao vốn về SCIC khiến cho doanh nghiệp không còn quan hệ thân hữu để được hưởng lợi.

“Các doanh nghiệp vẫn muốn thuộc Bộ. Trường hợp này sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng chưa chắc đã mang lại lợi ích chung, bởi sẽ có xung đột và mâu thuẫn lợi ích trong cơ chế, nên cần phải tháo gỡ vấn đề này” – ông Cung khuyến nghị.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.